Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai có nguy hiểm không
Viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai có nguy hiểm không là vấn đề lo lắng của rất nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ có thai ở 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ. Vậy bị viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai phải làm sao? Đâu là giải pháp an toàn cho chị em trong thai kỳ? Những chia sẻ của chuyên gia sản phụ khoa – Bác sĩ Giao Thị Kim Vân trong bài viết dưới đây sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Nguyên nhân gây viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai
Nguyên nhân gây viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai là gì? Bác sĩ Giao Thị Kim Vân cho biết: mang thai là thời kỳ nhạy cảm nhất của chị em phụ nũ bởi lúc này khả năng miễn dịch của cơ thể suy giảm, chị em dễ mắc phải các bệnh lý phụ khoa trong đó có bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng viêm nhiễm, lở loét,... ở vùng tử cung của người phụ nữ do sự tấn công của vi khuẩn, nấm,...Viêm lộ tuyến cổ tử cung xuất hiện những triệu chứng như: khí hư ra nhiều, khí hư có màu trắng đục và có mùi hôi, một số trường hợp giao hợp sẽ bị chảy máu...
Viêm tử cung khi mang thai là hiện tượng thường gặp ở những chị em đang mang thai trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Vì vậy, ở giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ chị em cần phải hết sức lưu ý đến các biểu hiện của khí hư bất thường: khí hư ra nhiều, khí hư có màu xanh hoặc màu vàng kèm theo mùi hôi tanh khó chịu,...thì rất có thể đây là các dấu hiệu của bệnh viêm cổ tử cung.
Mẹ bầu dễ bị viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai bởi vì tử cung của chị em trong quá trình mang thai có biến đổi lớn, nội mạc tử cung tăng sinh để thai bám chắc hơn, trong buồng tử cung cũng hình thành cả bánh rau, màng rau và buồng ối. Đáp ứng những yêu cầu sinh lý trên, tử cung sẽ có thay đổi lớn về kích thước, vị trí và chính vì thế biểu hiện viêm lộ tuyến cổ tử cung ở bà bầu là bệnh lý thường gặp.

Khi mẹ bầu bị viêm lộ tuyến cổ tử cung thường có biểu hiện chung là tình trạng cổ tử cung bị sưng loét, tấy đỏ, kèm theo âm đạo tiết dịch khó kiểm soát và có mùi khó chịu. Nếu mẹ bầu quan hệ khi mang thai lúc này có thể khiến tình trạng bị viêm nhiễm nặng hơn.
Nguyên nhân của tình trạng đó là:
- Trong quá trình mang thai, người mẹ quan hệ tình dục không an toàn
- Việc vệ sinh vùng kín khi mang thai hoặc trước đó mẹ đã từng bị viêm nhiễm phụ khoa mà không chữa đến nơi đến chốn.
- Vùng kín ẩm ướt và tiết dịch nhiều khiến vi khuẩn, virus xâm nhập sâu vào cổ tử cung gây viêm nhiễm.
- Người mẹ đã từng sảy thai, nạo phá thai hoặc sinh non trước đó nhưng không chăm sóc kỹ gây viêm nhiễm.
- Lạm dụng các chất tẩy rửa, dung dịch vệ sinh phụ nữ gây mất cân bằng độ pH và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
- Người mẹ thường xuyên mặc quần lót chật, bó sát mà không để vùng kín thông thoáng.
- Thay đổi môi trường kiềm – axit của âm đạo: Vì một lý do nào đó, môi trường kiềm – axit của âm đạo bị thay đổi đột ngột.
- Estrogen tăng lên đột biến: Lượng Estrogen tăng lên do nguyên nhân bệnh lý hay do lạm dụng thuốc tránh thai quá nhiều.
Bên cạnh đó, thời kỳ mang thai nội tiết tố nữ thay đổi lớn, cùng với đó vùng kín của bà bầu tiết rất nhiều dịch. Vì vậy nếu không vệ sinh cẩn thận, vi khuẩn có hại ở vùng kín sẽ có điều kiện tăng sinh và gây viêm nhiễm. Đặc biệt, ba tháng mang thai đầu và ba tháng mang thai cuối là thời điểm nhạy cảm phụ nữ dễ bị viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai nên cần chú ý hơn so với những giai đoạn còn lại.
Biểu hiện bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai
Tương tự như các bệnh lý phụ khoa khác, khi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai, chị em sẽ có các triệu chứng như:
- Ra khí hư bất thường, có thể là màu vàng hoặc xanh như màu rêu, trắng đục, có mùi hôi như mùi cá chết và khiến âm đạo bị ngứa ngáy khó chịu.
- Khí hư kèm máu, đau rát. Khi soi cổ tử cung có thể thấy bị sưng nề và trợt loét, có cả mủ và dịch máu.
- Ngứa rát vùng kín và có thể đau bụng dưới.
- Rối loạn tiểu tiện, tiểu buốt, tiểu rắt.
- Nếu viêm nặng có thể gây đau vùng chậu, đau âm ỉ ở bụng, tấy đỏ và tổn thương lan rộng ra đến 2/3 cổ tử cung. Nếu không điều trị có thể sẽ gây ung thư cổ tử cung.
Giai đoạn 1: Tổn thương ở mức độ nhẹ. Lúc này, người mắc bệnh phụ khoa khi mang thai bắt đầu có biểu hiện bất thường về khí hư. Thứ nhất là việc ra nhiều huyết trắng khi mang thai. Tính chất khí hư lúc này không còn trong và lỏng như bình thường. Ngược lại, vì bạn bị viêm phụ khoa nên nó sẽ có màu trắng đục, vàng hoặc xanh. Bên cạnh đó cũng đi kèm hiện tượng ngứa vùng kín khi mang thai.
Giai đoạn 2: Bệnh viêm âm đạo bắt đầu lan rộng ra quá nửa cổ tử cung. Đến giai đoạn này, cổ tử cung sẽ có nhiều vết lở loét. Ngoài ra, bạn có thể đau buốt khi đi tiểu và bị chảy máu khi quan hệ tình dục.
Giai đoạn 3: Cấp độ cuối, nguy hiểm nhất. Khi ấy, hiện tượng sưng viêm, lở loét sẽ khiến chị em vô cùng đau đớn, khó chịu. Và bạn có thể bị ra máu bất thường dù không hề trong kỳ kinh nguyệt.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh lý khá thường gặp, đặc biệt 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai gây rất nhiều phiên phức cho mẹ và cả gia đình. Thời điểm này được coi là nhạy cảm nhất, do đó chị em phụ nữ cần đề phòng và có biện pháp xử lý nếu bị viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai. Do đó, bạn có thể nhận biết bệnh qua các dấu hiệu sau để sớm có biện pháp khắc phục.
Viêm lộ tuyến khi mang thai có nguy hiểm không?
Các chuyên gia y tế cho biết chị em phụ nữ bị viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai rất nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng, người bệnh sẽ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như:

- Viêm tắc vòi trứng, viêm nội mạc tử cung, viêm tiểu khung...
- Khi viêm nhiễm lan rộng lên tử cung, sức khỏe và tính mạng của thai nhi sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Viêm nhiễm nặng có thể gây viêm màng ối, vỡ ối, sảy thai, thai ra sớm, thai nhi chậm phát triển, còi cọc, nhiễm trùng sơ sinh, viêm nhiễm võng mạc...
- Viêm lộ tuyến cổ tử cung khi đang mang thai có thể ảnh hưởng đến đời sống và tâm lý của mẹ. Tốt nhất, trong thai kỳ chị em nên chú ý vệ sinh thân thể, bộ phận sinh dục một cách cẩn thận. Chỉ cần một sơ xuất nhỏ là có thể khiến cho vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng xâm nhập vào gây ra bệnh thậm chí là tấn công thai nhi. Có nhiều trường hợp, dù đã điều trị khỏi bệnh, nhưng bệnh lại tái phát và trở nặng hơn.
- Cũng có trường hợp mẹ bị viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai nhưng lại chần chờ không chịu điều trị. Khiến cho bệnh phát triển nặng, gây khó khăn cho công tác điều trị và ảnh hưởng khả năng mang thai của mẹ sau này. Do đó, viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai cần được quan tâm và điều trị hợp lý, tránh trường hợp bệnh biến chứng.
Trong giai đoạn mang thai, chị em phụ nữ cần phải đặc biệt để tâm đến vệ sinh cơ thể bởi chỉ cần một chút lơ là, bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai có thể tái phát thậm chí còn nặng hơn trước.
Một số mẹ bầu khi phát hiện mình mắc bệnh thì khá lo sợ, có sử dụng đến các phương pháp để điều trị bệnh. Tuy nhiên, việc chữa trị không dứt điểm nên bệnh tái đi phát lại sẽ gây ra những tác hại rất nguy hiểm, trong đó có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung.
Với bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai mặc dù ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của thai nhi cũng như sự phát triển của mẹ bầu. Tuy nhiên, khi mẹ chỉ có biểu hiện nhẹ và điều trị phù hợp thì việc sinh thường khi có dấu hiệu chuyển dạ là hoàn toàn có thể.
Trong trường hợp triệu chứng viêm lộ tuyến cổ tử cung ở cuối giai đoạn 2 và 3 thì sinh mổ vẫn là biện pháp được ưu tiên để đảm bảo tính an toàn. Nhiều bác sĩ cho rằng bất kỳ bệnh viêm nhiễm nặng nào đều có thể dẫn đến viêm nhiễm nhau thai. Khiến trẻ sinh ra bị mắc bệnh mắt, da và đường hô hấp. Chính vì thế khi phát hiện những bất thường ở vùng kín thì việc chữa trị càng ngày càng sớm giúp quá trình sinh con được yên tâm hơn.
Các phương pháp chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai
Đối với phụ nữ mang thai, việc chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung cần phải được điều trị hết sức cẩn thận bởi nếu không sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.
1/ Cách chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai bằng lá trầu không
Nhiều mẹ bầu rỉ tai nhau cách chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai bằng lá trầu không đơn giản ngay tại nhà. Mẹ bầu chỉ cần hái một nắm lá trầu không tươi; rửa sạch bằng nước muối để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, ký sinh trùng bám trên lá. Sau khi ráo nước, lá trầu không được đem đun sôi cùng 1 muỗng café muối ăn để tăng hiệu quả chữa bệnh. Nước đun sôi khoảng 10 phút thì mẹ tắt bếp và để nguội bớt rồi dùng làm dung dịch vệ sinh bên ngoài vùng kín.
Lá trầu không có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế được nhiều chủng vi khuẩn và chủng nấm; giúp các mẹ bầu loại bỏ các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, khi áp dụng cách chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai bằng lá trầu không; mẹ bầu lưu ý tuyệt đối không được dùng dung dịch trầu không để thụt rửa sâu vào trong âm đạo. Dù có nhiều chất sát khuẩn, tiêu viêm nhưng vị nồng, tính ấm của trầu không sẽ làm mất cân bằng pH và làm tình trạng viêm lộ tuyến càng nặng thêm.
2/ Cách chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung cho bà bầu bằng rau diếp cá
Nhiều mẹ bầu không khỏi ngạc nhiên với cách chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai bằng rau diếp cá. Nhiều phân tích khoa học đã chỉ ra rằng lá diếp cá vị tanh; có tác dụng ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn. Đặc biệt là các loại vi khuẩn, nấm gây viêm lộ tuyến cổ tử cung.
Chúng ta chuẩn bị 20g rau, 10g bồ kết và 1 củ tỏi. Đa phần các dược liệu này đều dễ dàng tìm kiếm và ít tốn kém. Các mẹ đem rau diếp cá vò nát, tỏi dập nhỏ; rồi cho vào đun cùng bồ kết trong vòng 20 phút để các tinh chất phai ra nước. Mẹ bầu đổ nước vừa đun sôi ra chậu rồi xông vùng kín.

Các mẹ lưu ý là không được ngồi quá sát với mặt nước trong chậu. Hơi nóng có thể khiến vùng nhạy cảm bị bỏng rát làm mẹ bầu khó chịu. Sau khi xông, mẹ bầu dùng nước xông đã nguội để rửa lại “cô bé” một lần nữa rồi dùng khăn mềm lau khô.
Cách chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung cho bà bầu bằng rau diếp cá giúp đẩy lùi các triệu chứng bệnh vô cùng hiệu nghiệm. “Cô bé” trở nên thông thoáng và không còn ngứa ngáy dai dẳng. Mẹ bầu duy trì mỗi ngày xông 1 lần trong 1 – 2 tuần sẽ thu hiệu quả bất ngờ. Ngoài ra, ăn sống, uống nước ép từ lá rau diếp cá cũng giúp hỗ trợ chữa bệnh rất tốt.
3/ Cách chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung cho bà bầu bằng lá lốt
Một trong những cách chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai đó chính là dùng lá lốt. Đây là một loại rau quen thuộc với chúng ta nhưng lại đem đến các công dụng bất ngờ. Lá lốt có tinh chất kháng khuẩn, chống viêm;… nên có tác dụng chữa viêm nhiễm phụ khoa rất tốt.
Cách chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung cho bà bầu bằng lá lốt được tiến hành như sau: chuẩn bị 50gr lá lốt tươi; 40gr nghệ tươi, 20gr phèn chua. Lá lốt và nghệ tươi sau khi làm sạch bỏ vào nồi sắc cùng phèn chua. Mẹ bầu đổ nước ngập đầy các dược liệu và đun sôi trong vòng 15 phút thì lọc bã. Nước thuốc sau khi để nguội bớt mẹ bầu dùng rửa âm đạo.
Một số lưu ý khi thực hiện cách chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung cho bà bầu tại nhà:
- Dùng nồi sắc thuốc chuyên dụng để không bị bốc hơi thuốc ra ngoài.
- Đun ở lửa nhỏ để tránh thuốc bị trào.
Kiên trì áp dụng cách chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai bằng lá lốt mà ông bà ta đã truyền lại; mẹ bầu sẽ thoát khỏi nỗi ám ảnh ngứa ngáy, thai nhi phát triển khỏe mạnh, không bị gây hại.
Chị em bị viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai cần làm gì?
Viêm lộ tuyến khi mang thai là vấn đề rất nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến thai nhi mà còn đe dọa sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi trong bụng, nguy cơ sảy thai, đẻ non, thai lưu…là rất lớn nếu không có biện pháp khắc phục hiệu quả.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung khi đang mang thai có thể điều trị dễ dàng nếu sớm phát hiện và khám chữa bệnh tại cơ sở y tế uy tín. Ngược lại nếu mẹ chủ quan, coi thường, chậm trễ việc điều trị có thể gây nên các biến chứng như viêm vòi trứng, tắc vòi trứng thậm chí là vô sinh, hiếm muộn.
Phụ nữ mang thai cần đi khám thai theo định kỳ để phát hiện và điều trị các bệnh phụ khoa tốt nhất. Ngoài ra, khám thai theo định kỳ có thể giúp mẹ kịp thời phát hiện các bệnh lý và vấn đề có thể phát sinh ở thai nhi.
Thông thường mẹ bầu khi phát hiện viêm lộ tuyến cổ tử cung sẽ không được chỉ định dùng thuốc kháng sinh hoặc các phương pháp điều trị như như đốt điện vì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Trong trường hợp này, mẹ sẽ được chỉ định các thuốc chống viêm nhiễm, đợi đến khi sinh con xong sẽ tiếp tục điều trị bệnh.
Ngoài ra, bên cạnh việc điều trị thì chị em cần bổ sung thêm thức ăn nhiều dưỡng chất để hỗ trợ điều trị bệnh cho mẹ và tăng sức khỏe cho bé. Mẹ nên giữ tâm lý ổn định, tránh áp lực cùng với chế độ luyện tập và làm việc hợp lý để giúp thai nhi phát triển toàn diện và ổn định.
Ngoài ra, mẹ cần phải nhớ là không được tự ý mua thuốc về điều trị nếu bị viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai. Sử dụng thuốc bừa bãi có thể khiến thai nhi bị ảnh hưởng và bị dị tật bẩm sinh hoặc khiến trí não bé phát triển không toàn diện.
Mẹ cũng chú ý là không xông hay đặt thuốc âm đạo khi phát hiện bị viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai. Mọi quyết định sử dụng thuốc đều cần có sự đồng ý và tư vấn của bác sĩ.
Ngoài ra, vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày, đặc biệt là trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Kiêng quan hệ tình dục nếu mẹ bị viêm lộ tuyến cổ tử cung khi đang mang thai. Việc quan hệ tình dục sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm nặng nề hơn.
Ngay khi phát hiện những dấu hiệu viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai, bạn cần đến ngay các cơ sở khám bệnh phụ khoa uy tín để được chẩn đoán thật chính xác. Điều trị càng sớm thì khả năng khỏi bệnh càng cao. Chúc bạn mẹ tròn con vuông.
Trên đây là những thông tin về vấn đề viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai. Hy vọng qua bài chia sẻ này chị em sẽ trang bị được cho mình những kiến thức quan trọng để có biện pháp phòng tránh và bảo vệ tốt sức khỏe cho bản thân, duy trì thai kỳ khỏe mạnh và bình an.